Cốp pha cột: Hướng dẫn cách ghép cốp pha cột
Hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng: thiết kế – gia công cốp pha cột, lắp ghép cốp pha cột là công việc thường thấy đối với ngành xây dựng!
Dù cho bạn đã từng làm hàng trăm, hàng nghìn công trình thì công việc này vẫn yêu cầu bạn phải tập trung “cao độ”
- Vậy cốp pha cột là gì?
- Có bao nhiêu loại cốt pha cột?
- Đóng coppha cột có mấy cách ?
- Và lợi ích của nó mang lại như thế nào?
Trong bài viết này tôi sẽ giải thích định nghĩa cốt pha cột là gì? Khái quát về các câu hỏi trên và cho bạn xem video cách ghép cốp pha cột của Phụ Kiện Và Cốp Pha Việt chúng tôi
Cốp pha cột là gì?
Coppha cột – cốp pha xây dựng – là những khuôn mẫu tạm thời được gia công bằng kim loại hoặc gỗ, qua quá trình xử lý sẽ tạo hình thù cho các kết cấu công trình bê tông.
Hệ thống coppha cột có thể được thiết kế theo nhiều kích cỡ mô đun khác nhau để tạo thành các hình dạng cột (vuông, tròn) được tìm thấy trong các dự án xây dựng dân dụng và bê tông cho các tòa tháp dân cư, khối văn phòng và các trung tâm thương mại khác.
Chúng có thể có kích thước cố định hoặc thay đổi tùy thuộc vào phạm vi kích thước được yêu cầu trong dự án.
Chúng có thể có kích thước cố định hoặc thay đổi tùy thuộc vào phạm vi kích thước được yêu cầu trong dự án.
Phân loại coppha cột
Có 2 loại coppha cột phổ biến: cốp pha cột tròn và coffa cột vuông.
#1. Cột tròn
- Có cấu tạo gồm 2 mảnh bán nguyệt ghép lại với nhau
- Mặt tole: 2mm
- Khung xương: V4 với độ dày 4mm
#2. Cột vuông:
Được cấu tạo bằng 4 tấm ván khuôn liên kết lại với nhau. Tạo thành trụ hình vuông khép kín giúp cho quá trình đổ bê tông được thuận lợi. Thông qua các phụ kiện liên kết tương ứng: (chốt sâu, ty ren tán chuồn, chốt a, thanh giằng, gông cột, v góc,…)
Kích thước coffa cột vuông điển hình:
5 bước thi công cốt pha cột:
- Xác định tim cột- trục cột bằng máy kinh vĩ tuyến
- Lắp dựng cốt thép
- Lắp dựng ván khuôn cột và đổ bê tông
- Tháo gỡ ván khuôn cột khi bê tông đã đông cứng
- Trang trí và hoàn thiện cột
Có bao nhiêu cách đóng cốp pha thép cột ?
#1. Đối với cột vuông:
#1.1. Cột vuông nhỏ: Có tiết diện từ 300 trở xuống – Dùng nhiều trong việc xây dựng nhà phố, biệt thự – Đổ bê tông tay (trộn tại công trường đổ)
Coffa được đúc sẵn ở dạng hộp 3 mặt với kích thước theo kế hoạch và được gắn vào cột, mặt còn lại được gắn dần – đổ đến đâu gắn cốp pha đến đó – khoảng cách giữa mỗi lớp là 30-50 cm.
#1.2. Cột vuông lớn: Có tiết diện từ 300 trở lên – Đổ bê tông bằng vòi đầm dùi
Đóng bê tông 4 mặt cột – dùng ty ren tán chuồn hoặc thanh gông để gông cột – khoảng cách giữa các gông từ 40-60cm
#2. Đối với cột tròn:
#2.1. Cốp pha định hình:
Được chế tạo từ các khuôn định hình dựa trên các kích thước tiêu chuẩn nên khi ghép và liên kết cốp pha rất dễ dàng
#2.2. Cốp pha phi tiêu chuẩn:
Kích thước không theo 1 tiêu chuẩn nào cả. Thì có 2 giải pháp:
- Dùng cốp pha phủ phim: cột tròn được ghép bằng nhiều tấm thẳng nhỏ
- Gia công theo kết cấu: đặt gia công tại các công xưởng sản xuất
Những lợi ích của cốp pha cột có thể bạn chưa biết:
- Tăng tốc độ và hiệu quả trong xây dựng.
- Yêu cầu của lao động lành nghề giảm do sự đơn giản của lắp ráp và tháo gỡ.
- Các dạng cột kim loại có thể được lắp ráp và dựng lên dễ dàng hơn so với coppha truyền thống.
- Bề mặt bê tông chất lượng cao
- Bản chất kỹ thuật cao của hệ thống coppha cột kim loại cho phép điều chỉnh chính xác
Những điểm lưu ý khi gia công cốp pha thép cột:
- Các hình thức cột được thiết kế đảm bảo cho áp lực bê tông cụ thể. Tỷ lệ vị trí bê tông phải được điều chỉnh để giữ áp suất bê tông trong giới hạn quy định.
- Cốp pha định hình được thiết kế tại công xưởng phải đảm bảo đúng quy cách để tránh sự dịch chuyển, và mất vữa trong quá trình bê tông hóa.
Kết luận:
Phụ Kiện Và Cốp Pha Việt nhận gia công cốp pha thép cột với đầy đủ kích thước như sau:
Nhận xét
Đăng nhận xét